
Nhiều công ty thắc mắc về Quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm để đạt 2 tiêu chí “sạch sẽ” và “đạt chuẩn” an toàn vệ sinh thực phẩm. Cùng TKT Factory tìm hiểu về 2 khái niệm “làm sạch” để được sạch sẽ và “vệ sinh” để “đạt chuẩn” vệ sinh an toàn thực phẩm là gì.
Sau đó là tìm hiểu vào quy trình vệ sinh nhà xưởng, nhà máy, thiết bị chế biến sản xuất thực phẩm tổng quát trước khi đi vào cụ thể, chi tiết ở các bài viết tiếp theo.
Cần lưu ý, quy trình làm sạch tổng quát chứa kiến thức sơ bộ nhất, cần hiểu đúng để xây dựng quy trình làm sạch nhà xưởng chi tiết phù hợp cho doanh nghiệp mình.
NỘI DUNG
Định nghĩa: “LÀM SẠCH” có nghĩa là sạch khi chạm vào và không có vật chất nhìn thấy bên ngoài và mùi khó chịu.
Sau khi “làm sạch” sẽ không có sự tích lũy của:
Làm sạch hiệu quả phải thực hiện trước khi vệ sinh đạt chuẩn. Vì nhiều chất vệ sinh để đạt chuẩn (hay chất tiêu độc khử trùng) có thể không hoạt động tốt nếu bề mặt tiếp xúc với thực phẩm hoặc dụng cụ chưa được loại bỏ tất cả các chất bẩn có thể nhìn thấy.
Làm sạch thường đạt được với chất tẩy rửa, nước và lau chùi cọ xát với bụi bẩn nhìn thấy. Chất tẩy rửa sau đó rửa bỏ bằng nước sạch.
Chất tẩy rửa là hóa chất loại bỏ bụi bẩn và dầu mỡ, tuy nhiên chất tẩy rửa không tiêu diệt vi khuẩn và các vi sinh vật khác.
Vi sinh vật có thể được loại bỏ trong quá trình làm sạch, tuy nhiên việc làm sạch không nhằm mục đích tiêu diệt vi sinh vật, vệ sinh đạt chuẩn (hay vệ sinh tiêu độc hay vệ sinh tiêu độc khử trùng) là cần thiết cho mục đích này.
Thuật ngữ vệ sinh đạt chuẩn hay còn có thể gọi với nhiều thuật ngữ khác nhau như vệ sinh tiêu độc, vệ sinh khử trùng, hoặc tiêu độc khử trùng. Trong tiếng anh sử dụng các thuật ngữ (Sanitation, Sanitising, Sanitisers) để chỉ quá trình/công việc/hóa chất vệ sinh, tiêu diệt (khử trùng) vi sinh vật (vi trùng, vi khuẩn…) gây hại đến một mức độ an toàn theo luật định vệ sinh an toàn thực phẩm của từng nước.
Định nghĩa: “VỆ SINH ĐẠT CHUẨN” chỉ trạng thái của bề mặt tiếp xúc với thực phẩm hoặc dụng cụ không chứa vi sinh vật ở mức độ đạt chuẩn (cho phép). Ở mức độ này, sẽ không gây bệnh truyền nhiễm hoặc làm tổn hại đến an toàn thực phẩm.
Chất vệ sinh đạt tiêu chuẩn (hay chất tiêu độc khử trùng, hay thuốc khử trùng) là những chất có khả năng tiêu diệt vi sinh vật bao gồm cả những vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh khác.
Khi được sử dụng đúng cách, chúng có thể làm giảm ô nhiễm bề mặt của vi khuẩn đến mức an toàn. Điều quan trọng là phải đọc và làm theo các hướng dẫn về thuốc tiêu độc khử trùng cẩn thận.
Vệ sinh đạt chuẩn thường đạt được bằng cách sử dụng nhiệt và nước, hoặc hóa chất, hoặc kết hợp cả hai phương pháp. Một thay thế hiệu quả cho chất khử trùng hóa học là nước nóng được sử dụng ở (75 °C hoặc nóng hơn) để ngâm các vật phẩm trong 2 phút trở lên.
Còn đối với việc cần quy trình vệ sinh nhà xưởng chuẩn GMP, thì cần các tài liệu của các tổ chức chứng nhận và thực thi đúng yêu cầu của họ. Ngoài ra bạn cần nắm được rất nhiều các khái niệm cơ bản như phân biệt SOP, SSOP, GMP, HACCP…
💥Quan trọng: Để sử dụng hiệu quả các chất vệ sinh tiêu độc, tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất trên nhãn là tốt nhất. 💥
✅ Bài viết tham khảo khái niệm “làm sạch”, “vệ sinh đạt chuẩn – vệ sinh tiêu độc”, “khử trùng – tẩy uế – tiêu độc khử trùng”, “tiệt trùng”, “sát trùng”, “diệt khuẩn” tại https://tktg.vn/phan-biet-khai-niem-tiet-trung-khu-trung/
Như vậy, đối với một cơ sở, hoặc thiết bị vệ sinh thực phẩm cần trải qua quy trình vệ sinh bắt buộc gồm 2 giai đoạn: Làm sạch và vệ sinh đạt chuẩn. Vậy làm như thế nào để quy trình này hiệu quả nhất?
Tất cả các vật dụng tiếp xúc với thực phẩm phải được làm sạch và vệ sinh tiêu độc một cách hiệu quả.
Đây là một quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm gồm 4 bước giúp loại bỏ chất thải thực phẩm, bụi bẩn, dầu mỡ và tiêu diệt mầm bệnh gây bệnh từ thực phẩm.
Quy trình vệ sinh cơ sở thực phẩm, thiết bị chế biến này các doanh nghiệp thực phẩm có thể sử dụng kết hợp các quy trình và phương pháp khác để đáp ứng các yêu cầu thực tế của nhà máy mình.
Hãy lưu ý các yếu tố con người, nhân sự, công nhân và nhân viên vệ sinh để thực thi quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm là vô cung quan trọng. Hãy liên tục đào tạo cho họ về nội quy vệ sinh nhà xưởng, các quy trình làm sạch, các yêu cầu cần đáp ứng.
✅ Quy định, nội quy vệ sinh nhà xưởng https://tktfactory.com/noi-quy-ve-sinh-nha-xuong-nha-may-thuc-pham/
Làm sạch tốn thời gian và tiền bạc. Do đó các doanh nghiệp thực phẩm phải xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt việc vệ sinh để giảm thời gian mà vẫn kỹ lưỡng.
Cần nghiên cứu tạo ra quy trình, cũng như các checklist vệ sinh nhà xưởng phù hợp nhất để dễ áp dụng và kiểm soát.
TKT Factory hy vọng với bài viết trên bạn đã có các khái niệm cơ bản nhất về vệ sinh nhà xưởng và quy trình làm sạch nhà xưởng tổng quát nhất. Trong các bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ đi sâu vào quy trình chi tiết để làm sạch nhà xưởng, cách áp dụng đối với một nhà xưởng thực tế.
Trong quá trình thực thi vệ sinh nhà xưởng định kỳ, nếu bạn cần biết về báo giá vệ sinh nhà xưởng thuê dịch vụ bên ngoài, thì các bài viết phía dưới đây có thể hữu ích cho bạn.
🍁 Dịch vụ vệ sinh nhà xưởng https://tktfactory.com/dich-vu-ve-sinh-nha-xuong/
🍁 Dịch vụ vệ sinh trên cao nhà xưởng https://tktfactory.com/ve-sinh-tren-cao-nha-may-xuong/
🍁 Dịch vụ vệ sinh sàn nhà xưởng: https://tktfactory.com/ve-sinh-san-nha-xuong/
💖 Fanpage: https://www.facebook.com/tktfactory/
💖 Youtube: https://www.youtube.com/c/TKTFactory
💖 Google business: https://g.page/vesinhnhaxuong/review?gm
5 Comments
[…] – Quy trình vệ sinh nhà xưởng sản xuất thực phẩm tổng quan: https://tktfactory.com/quy-trinh-ve-sinh-nha-xuong-thuc-pham-tong-quat/ […]
[…] Quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm: https://tktfactory.com/quy-trinh-ve-sinh-nha-xuong-thuc-pham-tong-quat/ […]
[…] Quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm: https://tktfactory.com/quy-trinh-ve-sinh-nha-xuong-thuc-pham-tong-quat/ […]
[…] ☘ Quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm: https://tktfactory.com/quy-trinh-ve-sinh-nha-xuong-thuc-pham-tong-quat/ […]
[…] thêm: vệ sinh nhà xưởng, tiêu chuẩn vệ sinh nhà xưởng, bảng giá vệ sinh nhà […]